Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

10 thương hiệu được mua nhiều nhất thế giới

10 thương hiệu được mua nhiều nhất thế giới do Kantar Worldpanel công bố, Business Insider giới thiệu. Nằm trong bảng xếp hạng là những thương hiệu nổi tiếng và quen thuộc với hầu hết người tiêu dùng.
10. Tide
Điểm tiếp cận người tiêu dùng: 1,44 triệu điểm Tide là thương hiệu bột giặt thuộc sở hữu của hãng P&G. Ở một số quốc gia, thương hiệu này có tên gọi khác là Alo, Vizir hoặc Ace.
thương hiệu tốt
9. Dove
thương hiệu tốt
Điểm tiếp cận người tiêu dùng: 1,46 triệu điểm
Dove là thương hiệu của hãng Unilever. Năm nay, thương hiệu các sản phẩm dùng trong nhà tắm này đã thăng 3 bậc trong xếp hạng 10 thương hiệu được mua nhiều nhất thế giới so với năm ngoái.
8. Knorr
knorr
Điểm tiếp cận người tiêu dùng: 1,65 triệu điểm
Đây là thương hiệu gia vị được sử dụng phổ biến trên thế giới của Unilever. Tuy vậy, so với năm ngoái, thương hiệu này đã giảm một bậc trong xếp hạng năm nay so với năm 2014.
7. Lay's
lay's
Điểm tiếp cận người tiêu dùng: 1,75 triệu điểm
Lay's là thương hiệu khoai tây chiên của PepsiCo. Chiến dịch quảng cáo kéo dài mang tên "Do us a flavor" đã giúp Lay's tiến sâu hơn vào thị trường Mỹ và Anh.
6. Pepsi
pepsi
Điểm tiếp cận người tiêu dùng: 1,98 triệu điểm
Pepsi là thương hiệu nước ngọt thuộc sở hữu của PepsiCo. So với năm ngoái, điểm tiếp cận người tiêu dùng của Pepsi tăng, nhưng thương hiệu này vẫn giữ nguyên vị trí thứ 6.
5. Nescafé
Điểm tiếp cận người tiêu dùng: 2,14 triệu điểm
Nescafé là thương hiệu cà phê uống liền của hãng Nestlé. Năm ngoái, Nescafé đứng ở vị trí thứ tư trong danh sách những thương hiệu được mua nhiều nhất thế giới.
nescafe
4. Lifebuoy
lifebuoy
Điểm tiếp cận người tiêu dùng: 2,34 triệu điểm
Lifebuoy là thương hiệu của Unilever. Thương hiệu xà phòng này có sứ mệnh thay đổi thói quen vệ sinh của 1 tỷ người tiêu dùng ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Các chiến dịch giáo dục về rửa tay và rửa tay ở trẻ em của Lifebuoy đã tiếp cận 95% dân số của Indonesia, đồng thời đưa thương hiệu này trở thành thương hiệu được mua nhiều thứ nhì ở châu Á.
3. Maggi
maggi
Điểm tiếp cận người tiêu dùng: 2,76 triệu điểm
Maggi là thương hiệu mỳ ăn liền, nước chấm, hạt nêm...của Nestlé. Năm ngoái, Maggi là thương hiệu được mua nhiều thứ nhì thế giới.
2. Colgate
colgate
Điểm tiếp cận người tiêu dùng: 3,99 triệu điểm
Colgate là thương hiệu được sử dụng trong hơn một nửa số hộ gia đình trên thế giới. Thương hiệu này có các sản phẩm vệ sinh và chăm sóc răng miệng. Năm nay, điểm tiếp cận người tiêu dùng của Colgate tăng 3% so với năm ngoái.
1. Coca-Cola
coca-cola
10 thương hiệu được mua nhiều nhất thế giới
Điểm tiếp cận người tiêu dùng: 5,72 triệu điểm
Năm nay là năm thứ ba liên tiếp đồ uống Coca-Cola đứng ở vị trí thứ nhất trong xếp hạng những thương hiệu được mua nhiều nhất thế giới, dù điểm số về tiếp cận người tiêu dùng có giảm so với năm ngoái. Hiện Coca-Cola đang gặp một số khó khăn về duy trì tăng trưởng doanh số ở các thị trường phát triển như Mỹ, nơi người tiêu dùng có xu hướng tìm đến những đồ uống lành mạnh hơn.
Diệp Vũ

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Xiaomi đang âm thầm tiến vào thị trường Việt Nam?

Theo nguồn tin của chúng tôi, Xiaomi - nhà sản xuất điện thoại thông minh với doanh thu hơn 12 tỷ USD chuẩn bị đến Việt Nam

Xiaomi đang âm thầm tiến vào thị trường Việt Nam?
Xiaomi đang âm thầm tiến vào thị trường Việt Nam?

Thông tin này có thể sẽ khiến các nhà sản xuất điện thoại tại thị trường Việt Nam lo lắng.
Tại Việt Nam, theo nguồn tin, trước mắt Xiaomi đang đăng tuyển nhân sự cho vị trí Truyền thông xã hội và Marketing làm việc tại Tp HCM. Đội ngũ này sẽ chịu trách nhiệm cho việc tạo dựng, phát triển và quản lý hình ảnh của Xiaomi qua các kênh truyền thông xã hội tại Việt Nam.
Trong năm 2014, Việt Nam đã tiêu thụ 28,7 triệu chiếc điện thoại di động, tăng 13% so với năm trước. Trong đó, dòng smartphone có mức tăng trưởng cao nhất với 11,6 triệu chiếc, tăng 57% so với năm 2013. Thị trường có sức cầu lớn, ưa chuộng sản phẩm mới và luôn sôi động đó chính là cơ hội đối với các hãng điện thoại mới khi muốn gia nhập vào Việt Nam.
Chỉ mới 5 năm tuổi, nhưng Xiaomi đã tăng trưởng liên tục để trở thành công ty công nghệ khởi nghiệp giá trị nhất thế giới, được định giá khoảng 46 tỷ USD, cao hơn cả Uber, Snapchat hay SpaceX. Năm 2014, doanh số bán hàng của Xiaomi tăng hơn gấp 3 lần, đạt mức 61,1 triệu điện thoại đã đưa hãng này trở thành hãng điện thoại lớn thứ 3 thế giới, sau Apple và Samsung.
Với chiến lược đơn giản là sản phẩm chất lượng cao với giá thành thấp, Xiaomi đang đe dọa mô hình kinh doanh của rất nhiều những cái tên lớn nhất trong làng công nghệ như Samsung, Apple hay cả Google.
Chiếc Xiaomi Mi Note Pro hàng xách tay đang được bán tại Việt Nam
Chiếc Xiaomi Mi Note Pro "hàng" xách tay đang được bán tại Việt Nam
Thông tin Xiaomi sẽ đặt chân vào Việt Nam có lẽ cũng không mấy bất ngờ, bởi vào giữa năm 2014, Lei Jun cũng đã đưa cái tên Việt Nam vào danh sách các thị trường mục tiêu của Xiaomi, bên cạnh Ấn Độ, Mexico, Nga và một loạt các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Lei Jun, thường được ví von là Steve Jobs của Trung Quốc, vẫn luôn nuôi giấc mơ bành trướng ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc. Và từ nhiều tháng nay, Xiaomi đã từng bước triển khai kế hoạch nhằm hiện thực hoá tham vọng trở thành thương hiệu toàn cầu.
Theo đó, vào đầu năm 2015, Mi 4i đã có mặt tại thị trường Ấn Độ, đánh dấu bước đi đầu tiên của smartphone thương hiệu Xiaomi ra khỏi biên giới Trung Quốc. Trước đó, Xiaomi cũng đã đánh tiếng với thị trường Mỹ Latin, cụ thể là Brazil cũng với dòng sản phẩm smartphone giá rẻ.
Tháng 12 vừa qua, Manu Kumar Jain, phụ trách Xiaomi tại Ấn Độ cho biết công ty đã bán được 1 triệu điện thoại tại nước này chỉ trong vòng 5 tháng. Ấn Độ hiện đang là thị trường tăng trưởng nhanh nhất lớn thứ hai chỉ sau Trung Quốc.
Cuối năm 2014 Xiaomi cũng đã đặt bút ký hợp tác với DigiWorld, một nhà phân phối tại Việt Nam để bán sản phẩm smartphone của hãng. Cũng có một nguồn tin khác cho rằng Xiaomi sẽ bán điện thoại tại Việt Nam thông qua một trang thương mại điện tử lớn, giống như cách họ làm tại thị trường "mẹ" Trung Quốc.